Từ rất sớm người phương Tây đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Table of Contents

Từ rất sớm người phương Tây đã khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hoạt động chủ quyền của vua Gia Long ở Hoàng Sa và Trường Sa không chỉ được lưu trữ, các bộ sử chính thức của vương triều, được thực thi và trở thành sứ mệnh thiêng liêng ở các địa phương mà còn được chứng thực của những người phương tây với thái độ khâm phục.

Bản đồ do Jodocus Hondius vẽ năm 1613.

Jean Batiste (1769-1825) là sĩ quan hải quân của Pháp đến nam kỳ năm 1794 đã viết hồi ký xác nhận: "Xứ Đàng Trong mà Quốc vương ngày nay mang danh hiệu Hoàng Đế bao gồm xứ Nam Hà theo đúng nghĩa của nó, xứ Bắc Hà, một phần vương quốc của Cao Miên, một vài đảo có nhỏ có người ở không xa bờ biển và quần đảo Hoàng Sa, gồm có những đảo nhỏ bãi đá ngầm và mỏm đá không có người ở. Chỉ đến năm 1816 thì nhà vua hiện nay (vua Gia Long) mới chiếm hữu được đảo này".

Giám mục người Pháp Jean Louis Taberd đã từng nhiều năm tuyên giáo ở Nam Kỳ, Trung Kỳ đầu thế kỷ XIX viết rằng: "Quần đảo Pracel hay Pracels là khu vực chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát, hình như được kéo dài cho đến 11° độ vĩ bắc và khoảng 107° kinh đông Paris. Một số nhà hàng hải đã vượt qua được những tảng đá ngầm này với một sự mạo hiểm có phần may mắn nhiều hơn là khôn ngoan, nhưng một số đã gặp phải nạn khi cố gắng vượt qua. Những người dân sứ Đàng Trong gọi khu vực đó là Cồn Vàng...Vào năm 1816 nhà vua (vua Gia Long) đã tới long trọng cắm lá cờ của mình và đã chính thức giữ chủ quyền ở các bãi đá này, mà chắc chắn sẽ không một ai sẽ tìm cách tranh giành với ông ta".

Johann Gottfried Sommer trong mục "Cochinchina" (Đàng Trong) sách Taschenbuch zur Verbreitung geographischer Kenntnisse xuất bản tại Praha (Séc) năm 1839 xác nhận rằng: "Ngoài biển của vương quốc Đàng Trong có rất rất nhiều đảo ... Dân Đàng Trong sinh sống tối tận đảo Ko-Khram, đảo này nằm dưới vĩ tuyến 13... Năm 1816 vua Đàng Trong đã chiếm hữu bãi đá san hô nguy hiểm và không có người sinh sống, gồm nhiều bãi đá và cồn cát có tên là Pracels. Không ai có thể phản đối chủ quyền của Đàng Trong về phần đất mới chiếm của vương quốc này?.

Năm 1850, M. A Dubois de Jancigny, cựu đại uý, phái viên của Chính phủ Pháp ở Trung Quốc và Đông Dương đã viết cuốn sách "Nhật Bản- Đông Dương đế quốc Miến Điện (Ava), Siam, Annam", trong đó khẳng định "Đã từ 34 năm nay (tức từ năm 1816 đến 1850), quần đảo Pracels (mà những người Annam gọi là Cát Vàng), thật ra là một chốn mê cung chằng chịt những hòn đảo nhỏ, đá ngầm và bãi cát ... Quần đảo đã bị các người xứ Đàng Trong (Cochinchina) chiếm giữ".

Qua ghi chép của những người Phương Tây nói trên đã khẳng định: ngay từ năm 1816 vua Gia Long đã thực thi hai chủ quyền ở hai hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

BDN


http://east-sea.de/vi/2023/02/03/tieng-viet-tu-rat-som-nguoi-phuong-tay-da-khang-dinh-chu-quyen-cua-viet-nam-doi-voi-hai-quan-dao-hoang-sa-va-truong-sa/?fbclid=IwAR3aCEfMHb2wuoSvD5sd7SqFvXTlKiFBm55CyF52UjbZ8eRbDrI5gvYXHNk

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *