Table of Contents
ARCGIS 10 CÓ GÌ MỚI?
I. DATA MANAGEMENT:
I.1. Geodatabase:
- Tạo mới Personal Geodatabase hay File Geodatabase bằng công cụ trong ArcToolBox có thể lựa chọn phiên bản (9.2, 9.3, 10).

- 6 luật topology mới.

I.2. Editing:
- Thanh công cụ Editor được thiết kế lại, có thể chuyển về phiên bản cũ bằng cách vào Utilities.
- Cửa sổ tạo đối tượng mới, lưu templates để tiện sử dụng (ví dụ trong trường hợp dùng lệnh Buffer hay Union từ thanh công cụ Editing). Lưu {, khi đang Editing đối tượng, nếu add một đối tượng, cần chọn New Template để đối tượng xuất hiện trong bảng Create Feature (kể cả đối tượng nằm cùng thư mục với đối tượng đang Editing).


- Chế độ bắt điểm được thiết kế lại thuận tiện hơn, có thể chuyển về phiên bản cũ bằng cách vào Editor → Options, tab General chọn Use Classic Snapping.


- Các pop-up mini toolbars cho phép lựa chọn công cụ chỉnh sửa và tạo đối tượng nhanh hơn (Features Construction và Edit Vertices).
- Có thể click chuột phải vào bảng hoặc layer trong TOC và chọn Edit Features.


- Bảng Attributes, Sketch Properties đều được thiết kế lại. Bảng Attributes có thể hiển thị thông tin về trường hay aliases.

- Câu lệnh Divide được thay thế bằng các câu lệnh mới là Construction Point và Split. Câu lệnh tạo Line và Polygon là Construction Features, câu lệnh cắt Polygon và Line chuyển thành Split.
I.3. Raster Data:
- Hỗ trợ đọc nhiều định dạng ảnh mới: BAG, FAST, GFF, ISIS, JAXA, RS2, TIL…
- Môi trường lưu trữ dữ liệu raster mới được thêm vào: Mosaic Dataset.
I.4. Tables and Attributes:
- Tất cả cửa sổ bảng thuộc tính được gộp chung vào một, có thể tách thành các tab hoặc các cửa sổ riêng.

- Chức năng mới Validate Join cho phép kiểm tra tên trường và các giá trị để tính xem có bao nhiêu đối tượng join thành công.


- Câu lệnh Arrange Tables cho phép sắp xếp vị trí các bảng trong cửa sổ.


- Câu lệnh mới Restore cho phép sắp xếp các trường hoặc đặt lại độ rộng cột về như cài đặt ban đầu.
- Công cụ Attachments cung cấp một phương pháp lưu trữ linh động các thông tin thêm vào, từ bất kz định dạng bên ngoài nào: ảnh, tài liệu, video… Lưu {, công cụ này chỉ dùng cho Geodatabase, không sử dụng được với shapefile.



- Cho phép làm nổi bật trường (highlight) hoặc đặt chế độ Read-Only cho trường trong bảng Field Properties.


- Trong bảng Layer Properties, ở tab Fields, ta cũng có thể đặt các lựa chọn cho các trường thuộc tính. Ở tab Display, có thể chọn Expression để có nhiều trường Primary Display Fields hơn.

I.5. CAD:
- Thay đổi trong ArcToolBox: 3 tool dùng để add dữ liệu CAD bao gồm: Copy Features để add CAD layer, CAD to Geodatabase để add CAD dataset, Import CAD annotation.
I.6. Map Projections and Coordinate Systems:
-
- Nhiều hệ tọa độ mới (280) và phép chuyển đổi mới.
II. MAPPING AND VISUALIZATION:
II.1. ArcMap Basics:
- Cách tổ chức thực đơn và các thanh công cụ được hoàn thiện, các icon được cập nhật.
- Thêm một số cửa sổ có thể gắn được: Table, Identify, Attribute.
II.2. Accessing your data:
- Có thể truy nhập và quản lý dữ liệu thông qua cửa sổ ArcCatalog được tích hợp vào ArcMap.

- Cửa sổ Search mới cho phép tìm kiếm theo bản đồ, dữ liệu hoặc các công cụ, có thể mở bằng cách chọn Windows → Search từ thanh menu chính, hoặc phím tắt Ctrl + F.

II.3. Sharing maps and data:
- ArcGIS online cho phép chia sẻ và download dữ liệu, có thể truy cập ArcGIS online bằng cách chọn từ menu chính File → ArcGIS online:

II.4. Symbols and Styles:
- Cửa sổ Search Symbols trong Symbol Selector cho phép tìm kiếm các ký hiệu. Có thể tag các ký hiệu mới tạo để tiện cho việc tìm kiếm về sau.

- Style References cho phép mở các bảng ký hiệu mặc định; Style Manager cho phép quản lý ký hiệu người dùng tạo ra. (Customize → Style Manager).
II.5. Selection Tools:
- Thêm 4 kiểu lựa chọn mới: By Polygon, By Lasso, By Circle và By Line.

-
GEOPROCESSING AND ANALYSIS:
- Quá trính xử lý dữ liệu được thực thi trên nền, và người dùng vẫn có thể làm việc với ArcMap trong quá trình chạy.

- Menu Geoprocessing được đặt ở vị trí mới và chứa đủ 6 công cụ cho quá trình xử lý dữ liệu.

IV. PARCEL FABRIC DATA:
IV.1. Parcel Data là gì?
Tổ chức dữ liệu thửa (Parcel Fabric) là một tập dữ liệu dùng để lưu trữ, cung cấp và chỉnh sửa các thửa. Đây là mô hình thiết kế đặc biệt cho quản lý thửa trong ArcGIS 10, hứa hẹn sẽ đem lại một CSDL quản lý thửa hiệu quả, giữ nguyên vẹn thuộc tính không gian của CSDL. Một PF chứa một bề mặt của các thửa đã kết nối với nhau trong mạng lưới thửa. Các thửa được định nghĩa bằng các đối tượng dạng vùng, dạng đường và dạng điểm. Vùng được định nghĩa bởi một tập hợp các đường bao, nơi lưu trữ kích thước các đường trong bảng thuộc tính. [caption id="attachment_847" align="alignnone" width="561"]
- Ranh giới thửa, lưu trữ kích thước đường bao thửa
- Điểm (góc) thửa, chứa tọa độ x, y, z nhận được từ phương pháp bình phương nhỏ nhất.
- Vùng thửa, xác định bởi các đường ranh thửa
- Điểm đường, là các điểm góc thửa nằm trên đường bao của các thửa liền kề
- Điểm khống chế, chứa độ chính xác và tọa độ cho vị trí vật lý
- Các kế hoạch (bảng), chứa các thông tin kết quả các cuộc đo đạc
- Các công việc với dữ liệu thửa (PF jobs_bảng), theo dõi các chỉnh sửa thửa
- Độ chính xác (bảng), chứa các trọng số từ phương pháp bình phương nhỏ nhất
- Các vector bình sai (bảng), chứa các bộ vector chuyển hướng từ phương pháp bình phương nhỏ nhất

IV.2. Mô hình dữ liệu dạng thửa:
Mỗi thửa bao gồm các dữ liệu dạng điểm, đường và cùng. Mỗi vùng được định hình bởi các đường bao và mỗi đường có điểm đầu và điểm cuối, cũng là các điểm góc thửa. Điểm góc thửa cũng có thể là điểm đường hoặc điểm khống chế. Một thửa luôn liên quan tới một kế hoạch (kết quả khảo sát). [caption id="attachment_849" align="alignnone" width="486"]

- Điểm
- Đường
- Vùng



- Một vùng thửa liên quan tới nhiều đường
- Một đường có hai điểm đầu cuối
- Mỗi đường chỉ liên hệ với một thửa, nghĩa là sẽ có hai đường ở giữa hai thửa liền kề
- Mỗi điểm góc thửa liên quan đến một điểm khống chế
- Một điểm thửa liên quan đến một hoặc nhiều đường
- Một điểm đường có thể liên quan đến một hay nhiều thửa
- Một điểm góc thửa liên quan đến một điểm đường
- Một vùng thửa có thể có nhiều điểm đường
- Một vùng thửa liên quan đến một kế hoạch
- Một thửa có một hoặc nhiều lịch sử thửa
- Một điểm thửa có thể có một hoặc nhiều vector bình sai
- Mỗi thửa có một loại chính xác
- Mỗi đường bao có một loại chính xác
V. MOSAIC DATASET:
V.1. Mosaic Dataset là gì?
Một tập dữ liệu ghép ảnh (Mosaic Dataset – MD), cho phép chúng ta lưu trữ, quản lý, xem và truy vấn trong phạm vi nhỏ một bộ sưu tập lớn ảnh và các dữ liệu raster khác. Đây là mô hình dữ liệu nằm trong geodatabe, được dùng để quản lý một tập hợp các dữ liệu raster, được lưu trữ như một danh mục và có thể xem các ảnh đã được ghép. MD chứa những khả năng truy vấn và các chức năng xử lý raster tiên tiến và cũng có thể coi là nguồn để phục vụ cho các dịch vụ ảnh. Một MD bao gồm:- Một danh mục cung cấp nguồn của các pixel và footprint của raster
- Một lớp đối tượng định nghĩa đường bao ranh giới ảnh
- Một tập hợp các luật ghép ảnh, sử dụng để ghép tự động
- Một tập hợp các thuộc tính dùng để khống chế việc ghép ảnh và bất cứ hình thức khai thác ảnh khác
- Một bảng đăng nhập trong suốt quá trình tải dữ liệu và các hoạt động khác
- Có thể tùy chọn một lớp đối tượng các đường nối ghép ảnh
- Có thể tùy chọn một bảng màu chuẩn để xây dựng bản đồ màu với mỗi raster trong danh mục